Shop chuyên cung cấp các loại DVD Võ Thuật

Võ Thuật – Khoa Học – Giải Trí

Archive for the ‘Tin quân sự – quốc phòng’ Category

Những tàu chiến độc nhất vô nhị của Hải quân Mỹ

Posted by shopdvdvothuat trên Tháng Ba 17, 2015

Trong lịch sử phát triển, Hải quân Mỹ chế tạo một số tàu đặc biệt nhằm kiểm tra khả năng thực nghiệm hoặc sử dụng một lần.

Tàu chở lạc đà

Năm 1855, Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch do Bộ trưởng Chiến tranh Jefferson Davis đề xuất, nhằm nhập khẩu lạc đà để chở hàng cho quân đội Mỹ hoạt động ở tây nam nước này, theo trang USNI News.

Lạc đà cũng được sử dụng như lực lượng “kỵ binh”. Do đó, tàu hậu cần USS Supply được điều chỉnh lại với cửa hầm chứa hàng, cần trục. Sau đó, một “chiếc xe lạc đà” đặc biệt ra đời để giải quyết mục đích duy nhất là cho lạc đà lên và chở đi.

Lạc đà được đưa lên tàu.
Lạc đà được đưa lên tàu. Ảnh: USNI News

Khi đàn lạc đà đầu tiên được gom lại ở Bắc Phi, tàu USS Supply đã phải sửa đổi thêm nhằm hạ thấp những cái bướu cao của lạc đà bằng cách cắt bỏ một phần của tầng chính. Sau đó, lạc đà được chuyển tới Texas, nhưng kế hoạch trên đã không bao giờ được thực hiện trọn vẹn do cuộc nội chiến tại Mỹ bùng phát.

Hầu hết lạc đà đã được bán cho các vườn thú và rạp xiếc. Một số ít được trở lại cuộc sống hoang dã.

Tàu trang bị súng khí nén

Được đưa vào hoạt động năm 1890, USS Vesuvius là tàu đầu tiên và duy nhất của Mỹ sở hữu súng sử dụng khí nén để đẩy đầu đạn nổ.

Ba khẩu súng của Vesuvius có thể bắn đạn nổ có sức công phá 250 kg nhằm vào các mục tiêu trong phạm vi bán kính 1,6 km và đã được sử dụng trong chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ năm 1898.

Do sử dụng khí nén để đẩy đầu đạn, tiếng nổ phát ra khi bắn khá nhỏ. Do đó, một số báo cáo cho rằng loại súng này đã khiến đối phương mất bình tĩnh vì họ không nghe thấy tiếng nổ. Tuy nhiên, nó nhanh chóng bị loại bỏ vì thiếu tính chính xác và nhu cầu bảo dưỡng cao.

Sau đó, Vesuvius được trang bị ống phóng ngư lôi nhưng đã gặp sự cố vì một quả ngư lôi bay vòng lại và đâm vào thân tàu.

Tàu “kem”

Thủy thủ ăn kem.
Thủy thủ ăn kem. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Với lệnh cấm sử dụng rượu trên tàu vào năm 1914, Hải quân Mỹ đã phải tìm cách bù đắp sự thiếu hụt này và phát hiện các thủy thủ rất thích kem. Nó được ưa chuộng đến nỗi Hải quân Mỹ phải mượn một chiếc tàu đông lạnh của Quân đoàn Vận tải Lục quân vào năm 1945 để phục vụ như một tiệm kem nổi.

Với chi phí một triệu USD, chiếc tàu đã được lai dắt quanh Thái Bình Dương để cung cấp cho các tàu nhỏ hơn. Hải quân Mỹ từng tự hào tuyên bố rằng con tàu có thể sản xuất 10 gallon kem trong vòng 7 phút và có khả năng chứa 2.000 gallon kem.

Tàu gián điệp

Tàu gián điệp USS Echo.
Tàu gián điệp USS Echo. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Khi các tàu chiến và tàu sân bay bằng thép khổng lồ của Mỹ đối đầu với Hải quân Đế quốc Nhật Bản, tàu gỗ ghép USS Echo hai cột buồm đã tiến hành nhiệm vụ trinh sát và tiếp tế trên khắp Thái Bình Dương trong giai đoạn 1942 – 1944.

Tàu gỗ Echo được đánh giá cao vì khả năng tránh radar và dễ dàng trà trộn vào các nhóm tàu dân sự để theo dõi sự di chuyển của Hải quân Nhật Bản.

Echo được trả lại cho New Zealand trước khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Đến những năm 1990, nó đã bị bỏ mặc và nguy cơ bị bán để làm củi. Sau đó, chiếc tàu biến thành một quán bar và bảo tàng.

USNS Hughes Glomar Explorer

https://i0.wp.com/img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2015_03_16/u5_2.jpg

Dự án Azorian được triển khai nhằm trục vớt tàu ngầm Liên Xô K-129. Ảnh: USNI News

Trên danh nghĩa USNS Hughes Glomar Explorer là tàu nghiên cứu địa chất biển, nhưng thực tế nó được xây dựng để nâng tàu ngầm Liên Xô K-129 chìm ở Thái Bình Dương vào năm 1968, theo USNI News.

Hải quân Mỹ đã xác định thành công vị trí của K-129 nhờ chiến dịch của CIA năm 1974, hay còn gọi là Dự án Azorian. Washington hy vọng có thể phục hồi K-129 để nghiên cứu các thông số kỹ thuật cũng như tên lửa hạt nhân của tàu ngầm.

Trong khi giả vờ tìm kiếm một mỏ khoáng sản, tàu Hughes Glomar Explorer đã dùng cần cẩu khổng lồ đưa tàu ngầm lên mặt biển. Tuy nhiên, kế hoạch này chỉ thành công một phần. Theo quan chức CIA David Sharp có mặt lúc đó, phần lớn hơn của tàu ngầm vỡ ra trong lúc kéo lên mặt nước và rơi thẳng xuống đáy. Phần nhỏ được đưa lên boong của Glomar Explorer vào ngày 8/8/1974, và lực lượng tìm kiếm phát hiện xác của 3 thủy thủ.

Glomar Explorer đã bị bỏ lại tại Vịnh Suisun, California vào tháng 6/1993.

Tàu “tù” của Học viện Hải quân 

https://i0.wp.com/img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2015_03_16/u6_1.jpg

Tàu USS Reina Mercedes, ngôi nhà của những học viên hải quân vi phạm kỷ luật. Ảnh: USNI News

Không giống sinh viên tại các trường đại học khác, những học viên ngang bướng tại Học viện Hải quân không bao giờ bị quản chế. Thay vào đó, họ bị buộc phải sống trên một con tàu “tù”, có tên USS Reina Mercedes.

Ban đầu USS Reina Mercedes được đưa đến Boston để nhận tân binh. Năm 1912, nó đến Annapolis và phục vụ như doanh trại cho những học viên hải quân vi phạm kỷ luật.

Quá trình này kết thúc vào năm 1940 và con tàu được sử dụng chủ yếu như doanh trại cho nhân viên của Học viện Hải quân Mỹ. Nó được bán vào năm 1957.

NR-1

https://i0.wp.com/img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2015_03_16/u7_1.jpg

Tàu ngầm NR-1. Ảnh: USNI News

“Nerwin”(NR-1) có lẽ là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhỏ nhất thế giới. Nó được điều hành bởi 2 sĩ quan, 5 thủy thủ đã được huấn luyện về hạt nhân và 2 nhà nghiên cứu. Tàu ngầm nặng 400 tấn này chỉ ở sâu dưới nước không quá 600 m và có thể thực hiện cả hai nhiệm vụ: nghiên cứu và quân sự.

Sau thất bại của tàu con thoi Challenger vào năm 1986, NR-1 được sử dụng để tìm kiếm, phân loại và phục hồi các bộ phận quan trọng, theo một phiên bản lưu trữ trong tập tài liệu của Hải quân Mỹ.

Chiếc tàu đã ngừng hoạt động vào năm 2008.

Tàu tàng hình của Lockheed Martin

https://i0.wp.com/img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2015_03_16/u8_1.jpg

Tàu tàng hình Sea Shadow (IX-529). Ảnh: USNI News

Sea Shadow (IX-529) do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo trong những năm 1980 để thử nghiệm liệu công nghệ tàng hình trên máy bay F-117 Nighthawk có thể áp dụng với các tàu ngầm hay không.

Thông cáo báo chí của Hải quân Mỹ năm 2003 nêu rõ: “Trong những năm đầu thập niên 1980, IX-529 được xây dựng bí mật với các bộ phận từ những nhà sản xuất khác nhau và được lắp ráp bên trong tàu Mining Barge Hughes (HMB), thành phố Redwood, California”.

Các góc cạnh sắc nhọn của Sea Shadow giúp nó khó bị radar phát hiện hơn. Con tàu neo đậu tại San Diego, bang California trong nhiều năm sau đó được bán vào năm 2012.

Tàu sân bay nhỏ nhất thế giới USS Baylander

https://i0.wp.com/img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2015_03_16/u10_1.jpg

Tàu USS Baylander. Ảnh: USNI News

Với trọng lượng 160 tấn, Baylander (IX-514) được cho là tàu sân bay nhỏ nhất. Với kích thước sàn đáp máy bay chỉ bằng một tàu khu trục nhỏ lớp Oliver Hazard Perry, Baylander phục vụ như tàu sân bay huấn luyện trực thăng cho hải quân, không quân, Thủy quân Lục chiến, Cảnh sát biển và Cảnh sát Quốc gia Mỹ.

Từ khi bắt đầu hoạt động, nó đã hoàn thành 120.000 cuộc đổ bộ cho trực thăng mà không để xảy ra sai sót, với kỷ lục là 346 lượt hạ cánh một ngày, hôm 10/6/1988.

Con tàu từng phục vụ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam và sau đó được chuyển tới Florida để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Sau khi ngừng hoạt động trong lực lượng hải quân, nó vẫn được các chủ sở hữu dân sự sử dụng.

Vũ Thanh

Theo Zing

Posted in Tin quân sự - quốc phòng | Leave a Comment »

4 lực lượng quân sự đáng gờm ở châu Âu

Posted by shopdvdvothuat trên Tháng Ba 5, 2015

Dù tình hình quân sự châu Á đang có những bước phát triển nóng bỏng nhưng châu Âu vẫn là cái nôi của những lực lượng quân sự hùng hậu nhất thế giới.

Trang National Interest giới thiệu 4 cường quốc quân sự ở châu Âu và những điểm mạnh, yếu trong lực lượng từng nước:

Nga
Nga tiếp tục giữ vững danh hiệu cường quốc quân sự hàng đầu châu Âu ngay cả khi quân đội và các căn cứ quân sự của nước này đã suy giảm đáng kể từ sau khi Liên Xô tan rã. Nga vẫn duy trì kho sức mạnh hạt nhân với hàng nghìn đầu đạn, do vậy quân đội Nga vẫn là một trong những lực lượng hùng mạnh trên thế giới.  Đối thủ duy nhất có thể đối trọng với sức mạnh hạt nhân của Nga là Mỹ.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M của Nga. Ảnh: NYPost
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M của Nga. Ảnh: NYPost

Trong khi đó, đội vũ khí thông thường của Nga không còn hiện đại như thời Liên Xô. Quân đội Nga cũng không còn dồi dào tài chính, nhân lực và các căn cứ như trước đây. Dẫu vậy, Nga vẫn là một trong những cường quốc châu Âu duy trì tốt khả năng tự phát triển những “phần cứng” vũ khí quan trọng, từ tàu ngầm, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình đến xe tăng, máy bay chiến đấu, vệ tinh… mà không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Một điểm đáng chú ý nữa về quân đội Nga chính là số lượng binh sĩ hùng hậu và chuyên nghiệp.

PhápPháp vẫn là một trong những lực lượng quân sự đáng nể ở châu Âu do nước này duy trì một khả năng răn đe hạt nhân hoàn toàn độc lập cùng một cơ sở công nghiệp quốc phòng tự chủ. Pháp sở hữu một đội tàu ngầm chở các tên lửa và đầu đạn tự chế tạo, phi đội máy bay ném bom Mirage 2000N và tên lửa ASMP, xe tăng chủ lực LeClerc và trực thăng Tiger. Ngoài ra, lực lượng quân đội chính quy của Pháp lên tới 215.000 quân, còn đội đặc nhiệm đã trải qua thời gian chinh chiến ở Afghanistan và Mali.

Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles De Gaulle của Pháp. Ảnh: Wikipedia
Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles De Gaulle của Pháp. Ảnh: Wikipedia

Hải quân Pháp cũng sở hữu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, quy mô lực lượng hải quân cũng lớn và mạnh hơn đối thủ truyền thống là nước Anh. Tàu sân bay của Pháp là căn cứ nổi để xuất phát của nhiều máy bay như chiến đấu cơ Rafale và máy bay không kích Super Etendard. Ngoài ra, hải quân Pháp còn có đội 6 tàu ngầm tấn công, 3 tàu tấn công đổ bộ, 21 tàu tấn công trên mặt biển.
Không quân Pháp xây dựng đội 220 máy bay chiến đấu, gồm các tiêm kích Rafale và Mirage 2000, 4 máy bay cảnh báo sớm, 14 máy bay tiếp nhiên liệu trên không và một phi đội máy bay vận tải chiến thuật. Anh
Nước Anh đã là một lực lượng quân sự đáng gờm trên thế giới từ hàng trăm năm trước. Hải quân hoàng gia Anh thống trị trên nhiều vùng biển, quân đội Anh chiếm đóng lãnh thổ cả một vùng rộng lớn trên địa cầu. Ngày nay, sức mạnh quân sự Anh vẫn hùng hậu nhưng không còn giữ vị trí độc tôn như trước. Anh duy trì đội vũ khí hạt nhân nhưng tên lửa chủ yếu do Mỹ cung cấp.

Một tàu ngầm lớp Astute của hải quân hoàng gia Anh. Ảnh: Daily Mail
Một tàu ngầm lớp Astute của hải quân hoàng gia Anh. Ảnh: Daily Mail

Ngành công nghiệp quốc phòng Anh cũng không còn huy hoàng như thời xưa. Ngành hàng không Anh từng sản xuất tiêm kích Spitfire và Gloster Meteor (sử dụng trong Thế chiến 2) nay đã không còn. Thay vào đó, Anh phải trông cậy vào các đối tác ở Mỹ và châu Âu để nâng cấp kho vũ khí. Ngay cả ngành công nghiệp đóng tàu cũng không duy trì đẳng cấp hàng đầu thế giới như xưa. Trong quá trình đóng tàu ngầm lớp Astute, Anh buộc phải đề nghị sự hỗ trợ từ công ty General Dynamics (Mỹ) để hoàn thành.

Ngày nay, Anh duy trì hạm đội gồm 19 tàu tấn công mặt nước, 4 tàu ngầm chở tên lửa đạn đạo, 6 tàu ngầm tấn công và một tàu đổ bộ. Tuy nhiên, Anh không có tàu sân bay nào cho đến khi các tàu sân bay lớp Queen Elizabeth hoàn thành. Hai hàng không mẫu hạm mới sẽ chở chiến đấu cơ F-35B do Mỹ chế tạo.

Quân đội Anh quy tụ những binh sĩ chuyên nghiệp và thiện chiến, trang bị xe tăng chủ lực Challenger 2 và các xe chiến đấu Warrior, máy bay vũ trang hạng nặng Apache. Còn lực lượng không quân sở hữu khoảng 220 máy bay chiến đấu, gồm 120 máy bay Typhoon và 100 máy bay ném bom Tornado, nhiều tiêm kích F-35B, các máy bay giám sát mặt đất và máy bay cảnh báo sớm. Tuy nhiên, nhìn chung, những ngày huy hoàng của quân đội Anh đã không còn.

Đức

Nền quân sự Đức chứng kiến sự suy giảm sau khi trải qua những thất bại trong các cuộc chiến hồi thế kỷ 20. Giai đoạn nước Đức còn chia cắt thành hai miền, cả hai vùng vẫn duy trì một lực lượng đáng gờm trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Tây Đức có phần nhỉnh hơn Đông Đức. Sau khi hai miền thống nhất, nước Đức chỉ duy trì sức mạnh quân sự ở mức tối thiểu.

Xe tăng Leopard 2. Ảnh: Blogspot
Xe tăng Leopard 2. Ảnh: Blogspot

Tuy nhiên, Đức vẫn sở hữu nền công nghiệp quốc phòng vững chắc để chế tạo loại xe tăng tốt nhất thế giới, Leopard 2, và đang phát triển Leopard 3. Đức cũng là nước đã đóng nhiều tàu ngầm thông thường hàng đầu. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hàng không của Đức, vốn từng được đánh giá tốt nhất thế giới, gần như đã tan rã phần lớn sau Thế chiến 2.
Quân đội chính quy của Đức là một trong những lực lượng chuyên nghiệp và vũ trang hùng hậu. Nhưng Đức luôn hạn chế tham dự vào những chiến dịch quân sự quy mô lớn, Đức chỉ điều binh tham gia ở một số mặt trận tại chiến trường Afghanistan. Đức vẫn là một trong những thế lực quân sự chủ chốt ở châu Âu, nhưng những lý do từ lịch sử kiềm chế sức mạnh này.

Theo Zing

Posted in Tin quân sự - quốc phòng | Leave a Comment »

10 giả thuyết làm thay đổi lịch sử Thế chiến 2

Posted by shopdvdvothuat trên Tháng Ba 5, 2015

Nếu Đức tấn công nước Anh thay vì Liên Xô, Nhật Bản không tập kích Trân Châu Cảng, có thể đã thay đổi hoàn toàn cục diện Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Nhật Bản không tập kích Trân Châu Cảng

Nếu
Nếu Nhật Bản không tập kích vào Trân Châu Cảng chiến tranh thế giới thứ 2 có thể đã diễn biến theo một chiều hướng khác. Ảnh: Warhistoryonline

Chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc hơn nửa thế kỷ nhưng nó vẫn là chủ đề được bàn luận rất sôi nổi trong những năm qua. Mỗi quyết định quan trọng trong chiến tranh thế giới thứ 2 đều có thể dẫn đến những thay đổi mang tính lịch sử đối với nhân loại. Warhistoryonline đã nêu ra 10 giả thuyết có thể khiến chiến tranh thế giới thứ 2 diễn biến theo một chiều hướng khác.

Việc Nhật Bản tập kích Trân Châu Cảng gây cho Hải quân Mỹ thiệt hại chưa từng có đã khiến họ đi đến quyết định tham gia vào chiến tranh thế giới thứ 2. Trước khi diễn ra cuộc tập kích vào Trân Châu Cảng, người Mỹ vẫn đứng ngoài cuộc chiến, họ chỉ hỗ trợ vật tư, vũ khí cho Anh lúc đó đang dẫn đầu phe Đồng minh chống lại Đức quốc xã.

Nếu không diễn ra cuộc tấn công, Mỹ vẫn có thể tham gia vào cuộc chiến nhưng có thể ở một thời điểm khác. Lúc đó, chiến tranh thế giới thứ 2 có thể kéo dài hơn vì người Nhật Bản có thể đã kiểm soát phần lớn Thái Bình Dương. Liên Xô có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để đánh bại Đức quốc xã.

Đức tấn công nước Anh thay vì Liên Xô

Nếu chiến dịch
Nếu chiến dịch Sư tư biển diễn ra thành công, phe Đồng minh có thể sẽ mất rất nhiều thời gian và nhân mạng để lật ngược thế cờ. Ảnh: Warhistoryonline

Trong thâm tâm của Hitler thì mục tiêu số 1 là đánh bại Liên Xô. Tuy nhiên, khi Pháp thất thủ một cách quá dễ dàng đã thôi thúc ông ta lập kế hoạch cho một cuộc tấn công vào nước Anh. Kế hoạch tấn công nước Anh mang mật danh “Sư tử biển”. Nếu chiến dịch này thành công, nước Anh bị đánh bại, khi đó Hoàng gia Anh có thể di cư sang Canada và tiếp tục lãnh đạo cuộc chiến.

Khi đó một kế hoạch phản công sẽ bắt đầu từ Bắc Phi tiến qua Italy và phần còn lại của châu Âu. Cuộc phản kích như vậy sẽ rất khó để thực hiện. Tuy nhiên, chiến dịch Sư tử biển đã bị hủy bỏ do sự kháng cự mạnh mẽ của Không quân Hoàng gia Anh. Ngoài ra, Hải quân Hoàng gia Anh đã kiểm soát eo biển Manche. Hitler đã quay trở lại với mục tiêu ban đầu của mình là đánh bại Liên Xô.

Đức quốc xã chiếm được Moscow

Đức
Nếu Đức quốc xã đánh bại Liên Xô, Đế chế thứ 3 có thể chiếm toàn bộ châu Âu và tạo ra một thảm họa nhân đạo khủng khiếp với nhân loại. Ảnh: Warhistoryonline

Nếu Đức quốc xã chiếm đóng Moscow họ có thể xóa sổ sức mạnh quân sự của Liên Xô. Khi đó Đức sẽ có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ qua đó làm tăng đáng kể sức mạnh cho Đế chế thứ 3. Đức quốc xã có thể quay lại đánh bại nước Anh, chiếm Trung Đông, chiến tranh lạnh có thể diễn ra giữa Đức và Mỹ.

Kịch bản này có thể dẫn đến một thảm họa nhân đạo còn tàn khốc hơn. Đức quốc xã có thể sẽ tìm cách xóa sổ các chủng tộc ở các quốc gia mà họ chiếm đóng, những người không thuộc tộc Aryan của họ.

Liên Xô vượt qua Berlin

dư
Khi tiến vào Berlin, Hồng quân có đến 12 triệu binh sĩ đông gấp 3 lần so với phe Đồng minh. Ảnh: Wkipedia

Hồng quân Liên Xô trên đã đẩy quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình qua Đông Âu, Trung Âu và tiến vào Berlin. Một số nhà sử học nhận định rằng, Liên Xô đã có tham vọng tiến sâu hơn nữa vào châu Âu. Khi tiến vào Berlin, Hồng quân có đến 12 triệu binh sĩ so với 4 triệu của phe Đồng minh.

Nếu điều đó xảy ra, thế giới có thể sẽ bị cuốn vào một cuộc chiến khác, chiến tranh thế giới thứ 3. Tuy nhiên, một thỏa thuận chia đôi Berlin giữa Mỹ-Liên Xô đã ngăn chặn một thảm họa tiếp theo cho nhân loại.

Đồng minh tấn công nước Đức từ phía Nam

Mặt
Mặt trận phía Nam vẫn có thể đánh bại Đức quốc xã nhưng một cuộc tấn công như vậy sẽ khó khăn hơn so với một cuộc đổ bộ bất ngờ từ biển trên mặt trận phía Tây. Ảnh: Warhistoryonline

Có tài liệu lịch sử cho rằng, Thủ tướng Anh Churchill không muốn lặp lại mặt trận phía Tây trong chiến tranh thế giới thứ I. Nhưng với ảnh hưởng lớn của Mỹ, họ đã đồng ý thực hiện cuộc đổ bộ Ngày D lên Normandy và một mặt trận phía Tây sẽ được thành lập ở nước Pháp.

Việc thành lập mặt trận phía Tây khiến Liên Xô hài lòng, họ không muốn phe Đồng minh chiếm bất cứ quốc gia nào ở Đông và Trung Âu. Nếu phe Đồng minh thực hiện cuộc tấn công từ phía Nam, điểm xuất phát có thể là Italia và các nước vùng Balkans.

Hòa bình giữa Liên Xô và Đức

https://i0.wp.com/img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/bpmoqwq1/2015_01_20/zing_ww2_8.jpg

Năm 1939, Đức Quốc xã và Liên Xô đã ký hiệp ước không xâm lược nhưng đến năm 1941, Hitler đã xé bỏ hiệp ước và tấn công Liên Xô. Ảnh: Warhistoryonline

Trên thực tế hòa bình giữa Liên Xô và Đức là điều có thể thực hiện nếu Hitler không có dã tâm tiến về phía đông. Nếu Đức duy trì hòa bình với Liên Xô, Hitler có thể chiếm đóng nước Anh và Chiến tranh Thế giới thứ 2 có thể đã có kịch bản khác. Tuy nhiên, trữ lượng dầu mỏ dồi dào ở miền nam Liên Xô đã trở thành miếng mồi béo bở cho tham vọng đánh bại Liên Xô của Hitler.

Nỗ lực tấn công Liên Xô khiến quân đội Đức Quốc xã chịu tổn thất lớn. Thất bại tại trận Stalingrad tháng 2/1943 là bước ngoặt báo hiệu sự suy tàn của Đệ tam đế chế. Hai năm sau thất bại tại Stalingrad, quân đội Đức Quốc xã từng chiếm đóng gần hết châu Âu đã bị đánh bại.

Ám sát Hitler thành công

https://i0.wp.com/img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/bpmoqwq1/2015_01_20/zing_ww2_9.jpg

Nếu chiến dịch Nếu chiến dịch Valkyrie ám sát Hitler thành công, Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã có thể kết thúc sớm hơn. Ảnh: Warhistoryonline

Từ khi Hitler lên nắm quyền ở Đức Quốc xã, rất nhiều quan chức trong nội bộ đảng Quốc xã muốn hạ bệ. Rất nhiều chiến dịch ám sát Hitler đã diễn ra trong đó nổi tiếng nhất là chiến dịch Valkyrie nhưng bất thành.

Nếu chiến dịch này thành công, đảng Quốc xã có thể sẽ sụp đổ, lúc đó một số nhân vật lãnh đạo của Đức Quốc xã như Thống chế Göring, Tư lệnh Không quân Đức (người được xem là nhân vật số 2 của Đức Quốc xã) hoặc Thống chế Heinrich Himmler, Tư lệnh lực lượng SS sẽ thay thế vai trò của Hitler lãnh đạo cuộc chiến. Khi đó, Đức Quốc xã có thể đầu hàng và chiến tranh sẽ kết thúc sớm hơn.

Đức phát triển thành công vũ khí hạt nhân

https://i0.wp.com/img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/bpmoqwq1/2015_01_20/zing_ww2_6.jpg

Nếu Đức Nếu Đức Quốc xã sở hữu vũ khí hạt nhân gắn trong tên lửa đạn đạo V2, đó thực sự là thảm họa đối với nhân loại. Ảnh: Warhistoryonline

Giới chuyên gia có rất nhiều bằng chứng cho thấy Đức Quốc xã đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu – phát triển vũ khí hạt nhân. Nếu họ sở hữu vũ khí hạt nhân, nhiều khả năng họ sẽ sử dụng nó cho mưu đồ thống trị thế giới của Hitler. Bên cạnh đó, Đức đã có những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ vũ khí như tên lửa đạn đạo V2.

Tên lửa đạn đạo V2 sẽ là công cụ đáng sợ để mang vũ khí hạt nhân. Với tầm bắn vài trăm kilomet, nó đủ sức để tiêu diệt các thành phố chỉ trong chớp mắt. Trong tình huống này, Đức sẽ giành chiến thắng hoàn toàn, các nước Đồng minh sẽ bị tiêu diệt.

Mỹ không ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

https://i0.wp.com/img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/bpmoqwq1/2015_01_20/zing_ww2_10.jpg

Mỹ đã ném Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Ảnh: ABC

Mỹ từng lên kế hoạch sử dụng lực lượng mặt đất để tiến hành một cuộc tấn công vào Nhật Bản thay vì sử dụng bom nguyên tử. Đó là một chiến dịch tấn công lâu dài từ phía nam, tiếp đến là cuộc tấn công từ phía bắc vài tháng sau đó.

Nhật Bản đã phán đoán trước cuộc tấn công của Mỹ từ phía nam và tiến hành phòng thủ. Các cố vấn của Tổng thống Harry S. Truman ủng hộ chiến dịch nhưng vị tổng thống thứ 33 của Mỹ cho rằng một chiến dịch như thế sẽ tốn rất nhiều thời gian, hàng triệu binh lính có thể thiệt mạng. Xét thấy chi phí và tổn thất quá lớn nên Tổng thống Truman đã quyết định sử dụng bom nguyên tử nhằm nhanh chóng kết thúc cuộc chiến.

Chiến tranh Thế giới thứ 3

https://i0.wp.com/img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/bpmoqwq1/2015_01_20/zing_ww2_7_1.jpg

Khi Khi Đức Quốc xã bị đánh bại, nhiều nguy cơ xung đột quân sự lớn giữa Liên Xô và phe Đồng minh xuất hiện. Ảnh: Warhistoryonline

Sau khi đánh bại Đức Quốc xã, nhiều nguy cơ xung đột quân sự giữa phe Đồng minh và Liên Xô xuất hiện. Làm thế nào để phân chia châu Âu thực sự là một bài toán khó. Thủ tướng Anh Churchill từng nghĩ đến khả năng sử dụng lực lượng quân sự cho những cuộc xung đột lớn tiếp theo trong trường hợp Liên Xô vượt qua Berlin.

Một thỏa thuận chia đôi Berlin giữa Mỹ và Liên Xô đã ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới. Mặt khác, Tổng thống Eisenhower không có ý định sử dụng chiến tranh chống lại Liên Xô nhưng một số nguồn tin cho rằng, tướng George S. Patton, một chỉ huy cấp cao quân đội Mỹ đã lên kế hoạch để thực hiện điều này.

Đức Hải

Theo Zing
 

Posted in Tin quân sự - quốc phòng | Leave a Comment »

Sức mạnh đặc nhiệm Pháp

Posted by shopdvdvothuat trên Tháng Một 18, 2015

Lữ đoàn chiến đấu đặc biệt BFST là đơn vị tinh nhuệ thuộc Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt Pháp COS đang săn lùng các phần tử khủng bố.

qư
Reuters đưa tin, đơn vị đặc nhiệm BFST thuộc Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt Pháp COS đang tiến hành săn lùng các phần tử trong vụ thảm sát tại tạp chí Charlie Hebdo. Ảnh: Special-ops
e
Lữ đoàn BFST ra đời vào năm 2002. Đây là đơn vị chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ chuyên thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu chống khủng bố, giải cứu con tin và các hoạt động chuyên biệt khác. Họ được trang bị nhiều phương tiện chiến đấu chuyên dùng cho các hoạt động như xe thiết giáp cơ động nhanh, trực thăng và nhiều phương tiện khác. Ảnh: Armyrecognition
qw
BFST tham gia hầu hết các chiến dịch quân sự của quân đội Pháp phối hợp cùng với các nước đồng minh NATO. Nhiệm vụ của họ là thực hiện các hoạt động trinh sát, chiến đấu luồn sâu vào các khu vực căn cứ của đối phương. Ảnh: Armyrecognition
tr
Một lính đặc nhiệm Pháp đang nhắm mục tiêu bằng súng bắn tỉa trong một nhiệm vụ chiến đấu ở Afghanistan. Ảnh: Special-ops
tu
Biên chế của BFST có 3 đơn vị gồm, trung đoàn chiến đấu trực tiếp số 1, trung đoàn trinh sát tầm xa số 13 và trung đoàn hỗ trợ đường không số 4. Ảnh: Atlanticsentinel
er
Trang bị vũ khí của BFST rất hiện đại gồm súng trường tiến công HK416, M4A1, Famas, tiểu liên MP5, súng bắn tỉa và các phương tiện hỗ trợ như kính ngắm quang – hồng ngoại, radio chiến thuật, hệ thống định vị GPS. Ảnh: Tumblr
Trung
Trung đoàn hỗ trợ đường không có trang bị các loại trực thăng Gazelles, Pumas, Cougars, đặc biệt là trực thăng tấn công Tiger. Ảnh: Worldwide-defence

Theo Zing

Posted in Tin quân sự - quốc phòng | Leave a Comment »

10 máy bay quân sự phổ biến nhất thế giới

Posted by shopdvdvothuat trên Tháng Một 17, 2015

Tạp chí Flighting Global đã xếp loại 10 máy bay quân sự phổ biến nhất thế giới trong đó Mỹ chiếm áp đảo với 7 sản phẩm và 3 do Nga sản xuất.

tr
Đứng đầu trong danh sách là loại trực thăng vận tải đa năng Black Hawk do tập đoàn Sikorsky sản xuất. Black Hawk chính thức đi vào hoạt động trong quân đội Mỹ từ năm 1979, đến nay đã có khoảng 3.600 chiếc được xuất xưởng. Trong đó, quân đội Mỹ có tổng cộng 2.645 chiếc, số còn lại xuất khẩu cho khoảng 23 quốc gia trên thế giới. Ảnh: VPK
f16
F-16 là một tiêm kích bảo vệ không phận xuất sắc do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất. Người ta đưa nó vào hoạt động trong Không quân Mỹ từ năm 1978, từ đó đến nay hơn 2.961 chiếc đã được sản xuất. F-16 có trong biên chế lực lượng không quân 28 quốc gia trên thế giới. Dự kiến dây chuyền sản xuất tiêm kích này sẽ kéo dài đến năm 2017. Ảnh: Dailymail
r
Đứng thứ 3 trong danh sách là trực thăng vận tải đa năng Mi-8/17 do tập đoàn Mil Mi, Nga, sản xuất. Người ta đưa nó vào hoạt động trong Không quân Liên Xô từ năm 1967. Tính đến nay đã có 2.469 chiếc đang hoạt động, nó phục vụ trong quân đội 78 nước trên thế giới. Không quân Nga có 518 chiếc, chiếm 21% tổng số sản xuất. Ảnh: Telegraph
Bell UH-1
Bell UH-1 là loại trực thăng chủ lực cho chiến thuật “trực thăng vận” mà Mỹ áp dụng trong chiến tranh Việt Nam. Khoảng hơn 16.000 chiếc đã được sản xuất trong đó có 1.845 chiếc đang hoạt động. Trực thăng UH-1 đang phục vụ trong 36 quốc gia trên thế giới. Ảnh: Airliners
Tiêm kích trên hạm F/A-18
Tiêm kích trên hạm F/A-18 do tập đoàn Boeing sản xuất đứng vị trí thứ 5 với 1.575 chiếc đang hoạt động. F/A-18 là loại tiêm kích chủ lực của hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ với 1.165 chiếc đang hoạt động. Ngoài ra, F/A-18 còn phục vụ trong không quân 7 quốc gia trên thế giới. Ảnh: FAS
C-130
C-130 là loại máy bay vận tải hạng trung duy nhất có mặt trong danh sách 10 máy bay quân sự phổ biến nhất thế giới. Loại máy bay này đã phục vụ trong quân đội 64 quốc gia trên thế giới với 1.143 chiếc đang hoạt động. Không quân Mỹ có 549 chiếc trong biên chế. Ảnh: Gopixpic
Các chuyên gia quân sự đánh giá AH-64
Các chuyên gia quân sự đánh giá trực thăng tấn công AH-64 Apache là một chuẩn mực cho chiến thuật chống tăng bằng trực thăng. 1083 chiếc đang hoạt động giúp nó chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách. AH-64 phục vụ trong quân đội 12 quốc gia trên thế giới, trong đó quân đội Mỹ có 756 chiếc. Ảnh: Wallpaper
Trực thăng tấn công Mi-24
Trực thăng tấn công Mi-24/35 đứng thứ 8 trong danh sách với 897 chiếc đang hoạt động. Trực thăng này phục vụ trong quân đội 54 quốc gia trên thế giới. Không quân Nga đang có khoảng 310 chiếc trong biến chế. Ảnh: Airliners
Trực thăng vận tải hạng nặng CH-47
Trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook đứng thứ 9 với 882 chiếc đang hoạt động. Nó được xem là cần cẩu di động vận chuyển những trang thiết bị quân sự đến những căn cứ xa xôi. Không quân Mỹ có 534 chiếc trong biến chế, 348 chiếc khác phục vụ trong quân đội 16 quốc gia trên thế giới. Ảnh: Wikipedia
Đứng cuối cùng trong danh sách là tiêm kích đánh chặn hạng nặng tầm xa Su-27
Đứng cuối cùng trong danh sách là tiêm kích đánh chặn hạng nặng tầm xa Su-27/30 Flanker với 872 chiếc đang hoạt động. Su-27 có tốc độ nhanh, tầm bay xa, tải trọng vũ khí lớn cùng với đặc tính bay ưu việt đưa nó trở thành một trong những tiêm kích thế hệ 4 hàng đầu thế giới. Không quân Nga đang có 326 chiếc trong biên chế, số còn lại phục vụ trong quân đội 15 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ảnh: Airliners

Đức Hải
Theo Zing

Posted in Tin quân sự - quốc phòng | Leave a Comment »

Khám phá súng trường tiến công IMI Galil ACE

Posted by shopdvdvothuat trên Tháng Mười Hai 25, 2014

IMI Galil ACE là súng trường tiến công do Israel sản xuất với nhiều tính năng vượt trội như huyền thoại AK-47.

IMI Galil là một súng trường tiến công do tập đoàn Israel Military Industries( nay là Israel Weapons Industries) sản xuất vào năm 1967. Ản: Firearmsworld
IMI Galil là một súng trường tiến công do tập đoàn Israel Military Industries (nay là Israel Weapons Industries) sản xuất vào năm 1967. Ảnh: Firearmsworld
a
Các nhà thiết kế Israel phát triển loại súng trường này để thay thế cho khẩu FN FAL vốn có nhiều khuyết điểm khi hoạt động chiến đấu tại Israel. Ảnh: Firearmsworld
IMI Galil ACE là một biến thể hiện đại hóa phát triển trên cơ sở của IMI Galil
IMI Galil ACE là một biến thể hiện đại hóa phát triển trên cơ sở của IMI Galil dành cho quân đội Israel cũng như xuất khẩu cho các khách hàng nước ngoài. Ảnh: Firearmsworld
m
Súng trường tiến công Galil ACE hoạt độngt theo nguyên tắc trích khí với piston dài, bệ khóa nòng gắn khóa nòng xoay. Cơ cấu trích khí của Galil rất giống với AK-47. Ảnh: Ejercitode
Súng trường tiến công Galil ACE hoạt độngt theo nguyên tắc trích khí
Súng trường tiến công Galil ACE được sản xuất với 3 biến thể. ACE 21/22/23 sử dụng loại đạn 5,56×45 mm tiêu chuẩn NATO, ACE 31/32 sử dụng đạn 7,62×39 mm tiêu chuẩn Liên Xô và ACE 52/53 sử dụng đạn 7,62×51 mm. Ảnh: Worldguns
Galil ACE sử dụng nhiều vật liệu tổng hợp trong chế tạo cho phép giảm trọng lượng và tăng độ bền cơ học.
Galil ACE sử dụng nhiều vật liệu tổng hợp trong chế tạo cho phép giảm trọng lượng và tăng độ bền cơ học. Thân súng có đường ray Picatinny cho phép dễ dàng gắn thêm kính ngắm quang học tùy theo nhiệm vụ. Ảnh: Firearmsworld
Súng trường tiến công Galil ACE
Súng trường tiến công Galil ACE có tốc độ bắn khoảng 700 viên/phút, tầm bắn hiệu quả từ 300-500 mét tùy biến thể. Nó có thể sử dụng hộp tiếp đạn 30 viên kiểu AK-47 hoặc M16. Ảnh: Indumil
Do sử dụng cơ cấu trích khí tương tự AK-47 nên Galil ACE tỏ ra rất hiệu quả trên chiến trường.
Do sử dụng cơ cấu trích khí tương tự AK-47 nên Galil ACE tỏ ra rất hiệu quả trên chiến trường. Các thử nghiệm cho thấy, nó có độ tin cậy cao, ít hỏng, đơn giản trong sản xuất và sử dụng. Ảnh: Maquina
Mặc dù các chuyên gia quân sự đánh giá rất cao súng trường tiến công Galil ACE
Mặc dù các chuyên gia quân sự đánh giá rất cao súng trường tiến công Galil ACE nhưng nó khá vất vả trong việc tìm chỗ đứng của mình. Theo Worldguns, ngay tại trong nước, Galil ACE phải nhường vị trí súng trường tiến công tiêu chuẩn của bộ binh Israel cho M16. Ảnh: Unfmm
Tuy thất bại ở trong nước nhưng Galil ACE lại khá thành công ở thị trường xuất khẩu.
Tuy thất bại ở trong nước nhưng Galil ACE lại khá thành công ở thị trường xuất khẩu. Theo Jane’s Defence Weekly, Galil ACE đã được chọn làm súng trường tiến công tiêu chuẩn cho quân đội Colombia, Chile. Ảnh: Imgur
Theo
Theo Armyrecognition, quân đội Việt Nam đã lựa chọn biến thể Galil ACE 31/32 để thay thế dần cho AK-47 trong vai trò súng trường tiến công tiêu chuẩn cho bộ binh. Israel đã xây dựng một nhà máy để sản xuất loại súng này tại Việt Nam. Ảnh: QPVN

Theo Zing

Posted in Tin quân sự - quốc phòng | Leave a Comment »

3 sai lầm khó tin nhất trong chiến tranh

Posted by shopdvdvothuat trên Tháng Mười Hai 25, 2014

Một phi công Mỹ dẫn đồng đội hạ cánh xuống lãnh thổ của đối phương vì tính toán sai thời tiết, còn lực lượng Đồng minh thất bại khi tấn công đế quốc Ottoman vì quá tự tin.

Chuốc họa vì đánh giá thấp đối thủ

Chiến dịch Gallipoli, hay Trận Gallipoli, kéo dài từ tháng 4 tới tháng 12 năm 1915, do liên minh Anh – Pháp phát động nhằm chiếm thủ đô của Đế chế Ottoman là Constantinopolis (nay là Istanbul). Là chiến dịch đổ bộ lớn nhất và tham vọng nhất trong Thế chiến thứ nhất, cuộc tấn công thất bại với thiệt hại nặng nề cho cả hai phía. Với lực lượng Đồng minh, thảm kịch đã bắt đầu từ vài tháng trước khi chiến dịch diễn ra.

Một trận đánh trong chiến dịch Gallipoli. Ảnh:
Một trận đánh trong chiến dịch Gallipoli. Ảnh: gallipoliexperience.com

Thứ nhất, các kịch bản chiến tranh mà Anh và Pháp soạn thảo đều đề cập tới việc đổ bộ lên eo biển Dardanelles (ở phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Để thực hiện cuộc đổ bộ, binh sĩ phải tập luyện kỹ và sử dụng những khí tài hiện đại nhất thời bấy giờ. Thế nhưng giới lãnh đạo quân sự Anh lại muốn điều động những tàu chiến cũ tham gia chiến dịch. Chúng chẳng những có trục trặc kỹ thuật, mà nhiều vũ khí chúng mang theo không hoạt động. Ngoài ra các kế hoạch chiến tranh cũng cho rằng chiến dịch phải diễn ra trước khi quân Ottoman chuẩn bị.

Người Hy Lạp liên tục nhắc nhở người Anh rằng London không nên quá tự tin. Theo phía Hy Lạp, quân liên minh cần khoảng 150.000 người để đổ bộ thành công. Thế nhưng các nhà hoạch định chiến tranh của Anh phớt lờ những lời nhắc nhở từ Hy Lạp. Họ tin rằng họ chỉ cần khoảng 75.000 người. Mặc dù người Anh có nhiều bản đồ về eo biển Dardanelles, nhưng họ lại không bức không ảnh nào. Thậm chí một tướng Anh bình luận rằng lính Ottoman sẽ chạy ngay sau khi binh sĩ Đồng minh đặt chân lên lãnh thổ Ottoman nên quân Đồng minh chẳng cần máy bay. Tất nhiên, vị tướng đó đã nhận định sai lầm và lực lượng Đồng minh hứng chịu thất bại thảm hại trước người Thổ.

Sai lầm khó hiểu của quân đội Pakistan

Vào năm 1965, những thành phần hiếu chiến trong chính phủ Pakistan và quân đội tin rằng Ấn Độ không còn khả năng bảo vệ vùng Jammu và Kashmir. Pakistan cũng hy vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ ủng hộ họ, bởi Mỹ từng bán cho họ những khí tài hiện đại nhất, còn Trung Quốc cũng từng giao chiến với Ấn Độ ở biên giới vào năm 1962, The Guardian đưa tin.

Giới lãnh đạo quân sự soạn thảo Chiến dịch Gibraltar để điều động vài nghìn binh sĩ ở phía tây Pakistan xâm nhập vào vùng Kashmir. Nhiệm vụ của họ là gây bất ổn định và xúi giục người dân chống Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ ước tính gần 30.000 người tham gia chiến dịch Gibraltar, trong khi Pakistan khẳng định con số đó chỉ là 7.000.

Những ngôi nhà thuộc khu vực Kashmir. Ảnh: blogspot.com
Những ngôi nhà thuộc khu vực Kashmir. Ảnh: blogspot.com

Vào tháng 8/1965, chiến dịch Gibraltar diễn ra. Dường như mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch cho tới khi mọi người nhận ra rằng giới chức Pakistan chưa hề liên lạc với người dân ở Kashmir. Thậm chí họ còn không cho giới lãnh đạo địa phương biết cách thức mà chiến dịch sẽ diễn ra. Vì thế người dân không nổi dậy để chống chính quyền Ấn Độ. Ngược lại, người dân địa phương còn coi binh sĩ Pakistan là những kẻ xâm nhập nên họ hợp tác với cơ quan tình báo Ấn Độ để xua đuổi.

Ấn Độ công bố cuộc tấn công và kế hoạch chiến tranh của Pakistan trên các phương tiện truyền thông. Mặc dù biết rằng Chiến dịch Gibraltar đã thất bại, yếu tố bất ngờ không còn và các cường quốc bên ngoài cũng không ủng hộ, Pakistan vẫn quyết định phát động cuộc tấn công toàn diện vào Kashmir. Chiến dịch của họ rơi vào thế bế tắc và Liên Hiệp Quốc đã dàn xếp để hai nước ký hiệp định ngừng bắn vào ngày 22/9/1965.

Phi đội Mỹ đáp xuống lãnh thổ đối phương

Vào ngày 10/7/1918, thiếu tá Harry Brown – sĩ quan thuộc phi đội số 96 của Không quân Mỹ – biết rằng các thành viên của phi đội rất muốn chiến đấu. Mặc dù các phi cơ của họ chưa nhận nhiên liệu và vũ khí, Brown vẫn quyết định thực hiện một vụ ném bom khi mây trở nên thưa thớt trên bầu trời vào lúc chiều muộn. Anh ta dẫn đầu 6 phi cơ bay lên bầu trời.

Một phi đội máy bay chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất. Ảnh: History
Một phi đội máy bay chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất. Ảnh: History

Nhưng một lát sau mây lại giăng kín bầu trời nên các phi công không thể nhìn thấy mặt đất. Gió bắt đầu thổi mạnh khiến các máy bay chệch khỏi lộ trình. Brown thông báo với đồng đội rằng họ đã mất phương hướng. Do nhóm phi công không mang theo dù, họ chẳng còn cách nào khác ngoài việc đáp xuống. Khi tiếp đất, họ bàng hoàng khi nhận ra nơi họ đáp xuống là Koblenz, Đức. Ngay lập tức binh sĩ Đức xuất hiện và bắt họ.

Một lát sau, máy bay Đức thả thông điệp xuống một sân bay của phe Đồng minh với nội dung mang tính chế giễu: “Chúng tôi cảm ơn các máy bay và thiết bị của các ngài, nhưng chúng tôi sẽ làm gì với ngài thiếu tá?”. Tướng Billy Mitchel, “cha đẻ” của lực lượng Không quân Mỹ, viết trong nhật ký như sau: “Đây là một trong những màn trình diễn vô ích nhất mà chúng tôi từng gặp trên chiến trường. Dĩ nhiên, chúng tôi không hồi đáp về viên thiếu tá. Anh ta nên ở cùng người Đức, chứ không nên về với chúng tôi”.

Kim Ngân

Theo Zing

Posted in Tin quân sự - quốc phòng | Leave a Comment »

Toàn cảnh trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sử

Posted by shopdvdvothuat trên Tháng Mười Hai 25, 2014

6.000 xe tăng, 4.000 máy bay, 2 triệu binh lính đã được huy động trong trận Vòng cung Kursk, trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sử nhân loại.

Hitler
Hitler đã huy động lực lượng chưa từng có trong chiến dịch Citadel nhằm tạo bước đột phá chiến lược trên mặt trận phía Đông. Ảnh lấy từ phối cảnh bộ phim Vòng cung lửa của đạo diễn Yuri Ozerov

Kế hoạch táo bạo của Đức

Sau thất bại tại Stalingrad, mùa hè năm 1943, quân đội Đức quốc xã đã quyết định tổ chức một cuộc tấn công quy mô lớn vào khu vực vòng cung Kursk nhằm làm suy yếu tiềm năng của Liên Xô. Hitler cho rằng một chiến thắng ở đây sẽ khẳng định sức mạnh của Đức, nâng cao uy tín với các đồng minh đang muốn rút khỏi cuộc chiến.

Để phục vụ cho trận đánh chiến lược quyết định này, quân đội Đức quốc xã đã huy động 22 sư đoàn bộ binh với tổng quân số 912.460 binh lính, 17 sư đoàn xe tăng, 2 sư đoàn bộ binh cơ giới với tổng số 2.982 xe tăng các loại trong đó có 800 chiếc Tiger – loại xe tăng chiến đấu chủ lực lừng danh của Đức, 9.966 khẩu pháo các loại, 2.110 máy bay chiến đấu. Lực lượng này chiếm đến 17% số sư đoàn bộ binh, 70% số sư đoàn xe tăng, 30% số sư đoàn cơ giới và 60% số máy bay của Đức trên mặt trận phía Đông.

Hitler đã đặt mật danh cho chiến dịch này là Citadel. Ông chính là người đã khai sinh việc đặt mật danh cho các chiến dịch quân sự lớn về sau. Theo sắc lệnh số 6 do Hitler phát hành, tập đoàn quân Trung tâm do Thống chế Günther von Kluge chỉ huy phối hợp cùng Tập đoàn quân số 9 do tướng Walter Model lãnh đạo tạo thành gọng kìm ở phía Bắc.

Tập đoàn quân phía Nam do Thống chế Erich von Manstein chỉ huy phối hợp cùng Quân đoàn Panzer 4 tấn công vào khu vực phía Nam. Ban đầu chiến dịch Citadel dự định sẽ bắt đầu vào ngày 3/5/1943, nhưng sau đó Hitler đã cho hoãn chiến dịch đến ngày 12/6. Ông cho rằng, xe tăng là chìa khóa của chiến dịch nên tiếp tục hoãn chiến dịch đến ngày 5/7 để chờ đợi các vũ khí mới như xe tăng Panzer và nâng cấp xe tăng Tiger.

h
Hitler cho rằng, xe tăng là chìa khóa của chiến dịch Citadel nên đã huy động gần 3.000 xe tăng các loại trong trận đánh vào vòng cung Kursk. Ảnh: Wikipedia

Về phía Liên Xô, từ các thông tin tình báo và trinh sát thu thập được, Nguyên soái Georgy Zhukov khẳng định rằng, quân đội Đức sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự lớn vào khu vực Kursk cách 450 km về phía tây nam Moscow.

Nguyên soái Zhukov đề nghị xây dựng tuyến phòng ngự vững chắc kéo quân Đức sa vào cái bẫy để đập tan lực lượng thiết giáp, tạo điều kiện cho một cuộc phản công quy mô lớn nhằm giành thắng lợi quyết định. Hồng quân đã xây dựng 6 vành đai phòng thủ với chiều sâu 130-150 km trong đó có 3 khu vực phòng ngự chính với chiều sâu 40 km.

Lực lượng công binh Hồng quân đã cài 503.663 quả mìn chống tăng, 439.348 quả mìn sát thương trên 3 khu vực phòng ngự chính. 4.800 km giao thông hào đã được đào chằng chịt trong khu vực. Các bãi mìn tại khu vực Kursk có mật độ 1.700 quả mìn sát thương và 1.500 mìn chống tăng trên km 2, gấp 4 lần mật độ được sử dụng để bảo vệ Moscow.

Lực lượng huy động cho chiến dịch phòng ngự tại vòng cung Kursk lên đến 1,3 triệu quân, 3.600 xe tăng các loại, 20.000 khẩu pháo chủ yếu là pháo chống tăng, 2.729 máy bay chiến đấu các loại. Lực lượng này chiếm 26% tổng quân số Hồng quân, 26% lực lượng pháo binh, 35% máy bay và 46% lực lượng tăng thiết giáp. Việc hoãn kế hoạch tấn công muộn hơn 2 tháng của Đức đã tạo thêm thời gian cho Hồng quân xây dựng tuyến phòng ngự kỹ lưỡng nhất.

Cuộc chạm trán xe tăng lớn nhất lịch sử

tmô tả cho ảnh
Trận đánh tại cánh đồng Prokhorovka đã trở thành cuộc chạm trán xe tăng lớn nhất lịch sử nhân loại. Ảnh: Wikipedia

Sáng sớm ngày 5/7/1943, quân đoàn II SS Panzer phát động cuộc tấn công quy mô lớn vào khu vực Kursk. Sau một tuần công kích, mũi tấn công phía Nam của Thống chế Von Manstein tiến được 36 km vào tuyến phòng ngự nhưng không phá vỡ được. Hướng tấn công phía Bắc của Tập đoàn quân trung tâm chỉ tiến được 12 km vào tuyến phòng ngự.

Ngày 10/7, Hồng quân bắt đầu chiến dịch phản công quy mô lớn, cuộc chạm trán giữa đôi bên lên đến đỉnh điểm vào ngày 12/7 tại cánh đồng Prokhorovka. Chỉ trong vòng 3 ngày, hai bên đã tung vào trận chiến những sư đoàn xe tăng hùng mạnh nhất với tổng số lên đến 1.200 xe tăng và pháo chống tăng tự hành. Trận đánh tại Prokhorovka đã trở thành cuộc chạm trán xe tăng lớn nhất lịch sử nhân loại.

Tại Prokhorovka Tập đoàn quân xe tăng số 5 của Hồng quân đã chạm trán Tập đoàn quân II SS-Panzer của Đức. Hồng quân đã sử dụng chiến thuật táo bạo khi cho xe tăng hạng trung T-34 cắt vào giữa đội hình xe tăng Đức. Những chiếc T-34 nhanh nhẹn quần thảo giữa đội hình những chiếc Tiger và Panzer nặng nề khiến đội hình tấn công bị cắt đứt buộc phải rút lui.

Cả hai bên đều chịu thiệt hại nặng song đợt tấn công của Đức đã bị chặn đứng. Tối 12/7, Hitler triệu tập von Kluge và von Manstein yêu cầu ngưng chiến dịch Citadel để rút quân về đối phó với đợt tấn công của quân đồng minh vào miền Nam nước Pháp.

Ngày 16/7 quân Đức rút về vạch xuất phát, trong khi Hồng quân đã phát động đợt phản công quy mô lớn nhằm chiếm ưu thế trên mặt trận phía Đông. Lần đầu tiên, một đợt tấn quy mô lớn chưa từng có của Đức phải dừng lại trước khi đạt được sự đột phá. Tổn thất của đôi bên

https://i0.wp.com/img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/bpmoqwq1/2014_11_04/zing_kursk_4_2.jpg

Liên Xô đã phải trả một cái giá rất đắt cho thắng lợi tại trận Vòng cung Kursk. Ảnh: Wikipedia

Trận Vòng cung Kursk là một chiến thắng mang tính chiến lược có ý nghĩa quyết định đến cục diện chiến trường. Thắng lợi của Hồng quân đã đẩy quân đội Đức quốc xã từ thế chủ động lâm vào thế bị động. Tuy nhiên, cái giá của chiến thắng không hề rẻ. Theo số liệu của nhà sử học Grigoriy Krivosheyev, trong trận Kursk, 429.890 chiến sĩ Hồng quân hy sinh, tổng số quân hy sinh và thương vong lên đến 685.456 người. Tổn thất về trang thiết bị vũ khí rất lớn, 1.614 xe tăng bị phá hủy trong tổng số 3.600 chiếc tham chiến. 2.349 khẩu pháo các loại bị phá hủy, 1.116 máy bay bị bắn rơi.

Các số liệu về tổn thất của quân Đức không rõ ràng. Theo nhà sử học Karl-Heinz Frieser, khoảng 198.000 binh lính thiệt mạng hoặc bị thương, 760 xe tăng bị phá hủy, 524 máy bay bị bắn rơi. Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói “Trận Stalingrad là kết thúc của sự khởi đầu nhưng trận Kursk là khởi đầu của sự kết thúc”.

Đức Hải

Theo Zing

Posted in Tin quân sự - quốc phòng | Leave a Comment »

10 vũ khí có ảnh hưởng nhất chiến tranh thế giới II

Posted by shopdvdvothuat trên Tháng Mười Hai 25, 2014

Xe tăng T-34, tàu sân bay, máy bay tiêm kích và tàu ngầm U-boat là những vũ khí có ảnh hưởng nhất trong Thế chiến II.

Xuồng đổ bộ Higgins

Xuồng đỗ bộ
Xuồng Higgins đã góp phần giúp cuộc đổ bộ lên Normandy thành công, tạo nên bước ngoặt của Thế chiến II. Ảnh: Toptenz.

Nếu không có những chiếc xuồng Higgins, cuộc đổ bộ ngày D lên Normandy có thể không bao giờ thành công. Nhà thiết kế Andrew Higgins đã nhìn thấy sự cần thiết của việc sản xuất các xuồng đổ bộ ngay khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra.

Các xuồng đổ bộ Higgins chủ yếu xây dựng bằng gỗ, nó được thiết kế để lướt trên mặt nước cho phép triển khai binh lính và hàng hóa lên bãi biển một cách nhanh chóng. Trong cuộc đổ bộ lớn nhất lịch sử lên Normandy, xuồng Higgins đã cứu sống rất nhiều tính mạng binh lính và tạo nên sự linh hoạt lớn hơn trong kế hoạch của phe Đồng minh.

Pháo phản lực bắn loạt Katyusha

Pháo
Pháo phản lực bắn loạt Katyusha đã góp phần giúp Liên Xô lật ngược thế cờ trong cuộc vây hãm của quân đội Đức quốc xã. Ảnh:Toptenz.

Trong chiến tranh thế giới thứ 2, mục tiêu hàng đầu của Hitler là đánh bại Liên Xô một cách nhanh chóng và dứt khoát. Trong tháng 10/1941, quân đội Đức quốc xã tưởng như đã làm được điều đó khi quân đội của họ vây hãm Moscow và Leningrad. Hitler đã tự mãn quá sớm khi tuyên bố với thế giới qua sóng phát thanh rằng “kẻ thù phía đông đã bị đánh bại và sẽ không bao giờ ngóc đầu dậy nổi”

Sự tự tin của Hitler đã đặt không đúng chỗ khi quân đội Liên Xô vẫn chiến đấu ngoan cường cùng với sự xuất hiện của một vũ khí mạnh mẽ. Pháo phản lực bắn loạt Katyusha là một hình thức đáng sợ của pháo binh. Các ống phóng thường gắn phía sau thùng của một chiếc xe tải, nó có khả năng phóng đi một lượng lớn đạn rocket chỉ trong thời gian ngắn.

Katyusha không thực sự chính xác khi tác chiến nhưng nó có thể tấn công trên một khu vực rộng lớn tạo cho quân đội Đức cảm giác lo sợ. Quan trọng hơn cả, loại vũ khí này có chi phí thấp và dễ sản xuất trong điều kiện Liên Xô phải di dời các cơ sở công nghiệp nặng ra khỏi tầm hoạt động của quân đội Đức.

Máy bay ném bom Avro Lancaster

Arvo Lancaster là máy bay ném bom chiến lược thành công nhất của Anh trong thế chiến thứ 2.
Arvo Lancaster là máy bay ném bom chiến lược thành công nhất của Anh trong Thế chiến II. Ảnh: Toptenz

Avro Lancaster là một sự phát triển mở rộng từ máy bay Avro Manchester. Các nhà thiết kế đã lựa chọn giải pháp cải tiến máy bay ném bom sẳn có để tiết kiệm thời gian và chi phí. Người ta mở rộng thân, kéo dài sải cánh, bổ sung thêm 2 động cơ. Avro Lancaster đi vào hoạt động từ năm 1942 giúp người Anh có thể tấn công nước Đức.

Các chiến dịch ném bom của phe đồng minh bằng máy bay ném bom Avro Lancaster buộc Đức phải tập trung các nguồn lực khác nhau để bảo vệ không phận. Ngoài ra, Avro Lancaster còn thực hiện một số nhiệm vụ rất đặc biệt như  thử nghiệm tấn công vào boongke trú ẩn của tàu ngầm Đức bằng bom động đất.

Trong Thế chiến II, quân đội Anh đã sản xuất hơn 7.000 chiếc Lancaster, gần một nửa trong số này bị mất trong quá trình chiến đấu. Ngày nay vẫn còn 2 chiếc Lancaster đang hoạt động.

Tàu ngầm U-boat

Các cuộc tấn công của tàu ngầm U-boat
Các cuộc tấn công của tàu ngầm U-boat đã gây cho lực lượng Đồng minh những tổn thất rất nặng nề. Ảnh: Deviatart

Đức không có lực lượng hải quân mặt nước đủ mạnh để thách thức lực lượng Đồng minh. Do đó, họ chú trọng vào chiến lược tàu ngầm nhằm ngăn chặn đội tàu vận tải hàng hóa cho nước Anh. Chỉ trong năm 1940, các tàu ngầm U-boat đã đánh chìm tới 2,6 triệu tấn hàng hóa.

Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói, điều duy nhất khiến ông lo lắng trong chiến tranh thế giới thứ 2 là mối đe dọa của tàu ngầm U-boat. Các nước Đồng minh phải chi số tiền tới 26,4 tỷ USD để chống lại mối đe dọa từ tàu ngầm U-boat. Trong khi đó, chiến dịch tàu ngầm của Đức chỉ tiêu tốn 2,86 tỷ USD. Xét ở gốc độ kinh tế, chiến dịch tàu ngầm là một thành công lớn của Đức đưa tàu ngầm U-boat trở thành một trong những vũ khí có ảnh hưởng nhất của chiến tranh.

Máy bay Hawker Hurricane

Máy bay đánh chặn
Máy bay đánh chặn Hawker Hurricane đã góp phần giúp nước Anh đánh bại cuộc xâm lược của Không quân Đức quốc xã. Ảnh:Toptenz

Loại máy bay này chủ yếu được xây dựng từ khung bằng gỗ bọc vải nhưng lại cho hiệu suất chiến đấu rất cao. Nó là một trong số ít những máy bay có thể chống chọi lại chiến đấu cơ BF109 của Đức trong trận đại không chiến trên bầu trời miền nam nước Anh. Trong quá trình chiến đấu Hawker Hurricane chiếm đến 55% số máy bay Đức bị bắn rơi.

Đến năm 1942, công nghệ máy bay đã có những tiến bộ vượt bậc nên Hawker Hurricane không còn giữ vai trò là máy bay đánh chặn. Nó vẫn tiếp tục chứng minh giá trị là máy bay chiến đấu ném bom và chống tăng trên chiến trường.

Xe tăng M4 Sherman

Chi phí sản xuất thấp
Xe tăng M4 Sherman đã góp phần giúp phe Đồng minh đánh bại sức mạnh quân đội Đức quốc xã trên mặt trận phía tây. Ảnh:Toptenz

Sherman không phải là xe tăng tốt nhất của chiến tranh thế giới thứ 2, nó thua kém nhiều so với Tiger và Panther của Đức quốc xã. Điểm mạnh của xe tăng này là chi phí thấp, dễ sản xuất với số lượng rất lớn tạo nên thế áp đảo trên chiến trường. Xe tăng M4 Sherman đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bại sức mạnh quân đội Đức quốc xã ở mặt trận phía tây.

Pháo chống tăng 88 mm

Pháo chống tăng 88 mm
Pháo chống tăng 88 mm là vũ khí quan trọng giúp quân đội Đức quốc xã duy trì thế mạnh trên chiến trường.  Ảnh:Toptenz

Pháo binh là một trong những thành phần quan trọng nhất của quân đội Đức trong thế chiến 2. Điểm mạnh của pháo chống tăng 88 mm là tính linh hoạt cao trong sử dụng. Nó có thể gạ gục bất kỳ xe tăng nào của phe Đồng minh từ khoảng cách hơn 1 km. Pháo 88 mm cũng có thể sử dụng cho nhiệm vụ chống máy bay. Quân đội Đức còn gắn loại pháo này lên chiếc xe tăng đáng sợ nhất King Tiger. Người Đức đã sản xuất khoảng 18.000 khẩu pháo 88 mm trong thế chiến 2.

Máy bay chiến đấu P 51 Mustang

Nếu không có máy bay P 51
Nếu không có máy bay P 51 các chiến dịch ném bom nước Đức bằng máy bay ném bom chiến lược khó lòng đạt được sự thành công. Ảnh: Toptenz

P 51 Mustang ra đời với mục đích làm nhiệm vụ hộ tống cho các máy bay ném bom oanh tạc nước Đức. Nó đã chứng minh là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất thế chiến 2. Nó có thể hộ tống các máy bay ném bom tấn công Berlin và quay trở lại. Trong các nhiệm vụ hộ tống ném bom, tỷ lệ chiến thắng không chiến của nó là 19/1.

Tàu sân bay

Mỹ khó lòng đánh bại Nhật Bản ở mặt trận Thái Binh Dương nếu không có những tàu sân bay.
Mỹ khó lòng đánh bại Nhật Bản ở mặt trận Thái Binh Dương nếu không có những tàu sân bay.Ảnh:Toptenz

Người Nhật đã sớm nhận thấy tiềm năng to lớn của tàu sân bay trong việc triển khai chiến đấu ở những khu vực xa xôi. Đánh chìm tàu sân bay có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ngăn chặn sức mạnh của đối phương. Họ đã thực hiện ý đồ tiêu diệt đội tàu sân bay Mỹ trong cuộc đột kích vào Trân Châu Cảng năm 1941.

Mặc dù  Hải quân Mỹ phải chịu tổn thất nặng nề song các tàu sân bay của họ đã may mắn  thoát nạn. Nếu người Nhật tiêu diệt được các tàu sân bay của Mỹ đóng tại Trân Châu Cảng, họ có thể tung hoành ở Thái Bình Dương trong nhiều năm. Khi thế chiến 2 ngày càng tiến triển, nó đã chứng minh rằng thời đại của các thiết giáp hạm đã hết. Tàu sân bay lúc này và về sau đã cho thấy rằng nó là vũ khí nổi mạnh mẽ nhất.

Xe tăng T-34

Xe tăng T-34 chính là chìa khóa trong cuộc tổng phản công trên mặt trận phía Đông.
Xe tăng T-34 chính là chìa khóa trong cuộc tổng phản công trên mặt trận phía Đông. Ảnh:Toptenz

T-34 triển khai lần đầu vào năm 1940 với số lượng hạn chế, từ năm 1941 Hồng quân tung vào chiến trường số lượng lớn xe tăng T-34. Loại xe tăng hạng trung này đã tạo nên một cú sốc cho quân đội Đức quốc xã. Nhanh nhẹn, cơ động cao, hỏa lực mạnh là những ưu điểm vượt trội của T-34.

T-34 là vũ khí cực kỳ quan trọng cho quân đội Liên Xô trong suốt Thế chiến II. Nếu không có loại xe tăng tuyệt vời này, quân đội Đức quốc xã có thể đã thành công trong việc đánh bại Liên Xô. Điều đó đã đưa T-34 trở thành vũ khí có ảnh hưởng nhất của cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại.

Đức Hải

Theo Zing

Posted in Tin quân sự - quốc phòng | Leave a Comment »

Những siêu phi cơ vận tải kỳ lạ nhất hành tinh

Posted by shopdvdvothuat trên Tháng Mười Hai 15, 2014

An-225 có thể chở theo một tàu con thoi hay trực thăng V-12 có thể nhấc bổng 31 tấn hàng hóa là những siêu máy bay vận tải kỳ lạ nhất hành tinh.

CH-54
CH-54 là loại trực thăng vận tải quân sự quái dị do tập đoàn Sikorsky phát triển cho quân đội Mỹ. Trực thăng nay được ví von là một cần cẩu di động. Nó có thể nhấc bổng cả một chiếc xe tăng hạng nhẹ hay cẩu cùng lúc 2 trực thăng vận tải UH-1. Theo Militarytoday, quân đội Mỹ đã cho nghỉ hưu toàn bộ 105 chiếc  CH-54 vào năm 1991. Ảnh: Wikipedia
Mil V-12 là loại trực thăng vận tải lớn nhất thế giới từng được con người chế tạo.
Mil V-12 là loại trực thăng vận tải lớn nhất thế giới từng được con người chế tạo. Nó chỉ có 2 mẫu thử nghiệm do tập đoàn Mil Mi của Liên Xô phát triển song đã lập kỷ lục Guinness mà đến nay chưa một trực thăng nào vượt qua. Theo dữ liệu của Liên đoàn thể thao hàng không thế giới FAI, ngày 22/2/1969, V12 đã lập kỷ lục mang theo tải trọng hàng hóa nặng 31 tấn lên độ cao 2.000 m. Ảnh: Airliners.net
Mi-26 là trực thăng vận tải quân sự lớn nhất thế giới đang hoạt động.
Mi-26 là trực thăng vận tải quân sự lớn nhất thế giới đang hoạt động. Trực thăng này có thể chở theo tải trọng hàng hóa tối đa tới 20 tấn.  Để nâng chiếc trực thăng khổng lồ này lên bầu trời cần đến 2 động cơ Lotarev D-136 turboshaft với công suất  lên đến 11.339 mã lực/chiếc. Ảnh: Wikipedia
businessinsider
Chiếc vận tải cơ Airbus Beluga có thiết kế khí động học quái dị như một chú cá voi lưng gù. Người ta chế tạo vận tải cơ này để vận chuyển các loại hàng hóa quá khổ, quá tải. Nó có thể chở theo tải trọng hàng hóa tối đa 47 tấn. Ảnh: Business Insider
C-17 Globemaster là một siêu vận tải cơ của Không quân Mỹ
C-17 Globemaster III là một siêu vận tải cơ của Không quân Mỹ. Nó là thành phần chủ chốt trong lực lượng vận tải đường không chiến lược của Mỹ. C-17 có thể chở theo tải trọng hàng hóa tối đa tới 76,6 tấn. Ảnh: Wikipedia
An-22 là máy bay vận tải quân sự cánh quạt lớn nhất thế giới.
An-22 là máy bay vận tải quân sự cánh quạt lớn nhất thế giới do tập đoàn Antonov chế tạo. Siêu vận tải cơ này có thể mang theo tải trọng hàng hóa tới 80 tấn. Theo Militarytoday, Không quân Nga đang có 6 chiếc An-22 trong biên chế. Ảnh: Militarytoday
c-5 Galaxy là máy bay vận tải quân sự lớn nhất của Mỹ.
C-5 Galaxy là máy bay vận tải quân sự lớn nhất của Mỹ. Siêu vận tải cơ này có thể chở theo tải trọng hàng hóa tới 118 tấn. Nó có thể chở 2 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams, 7-10 xe bọc thép Stryker hoặc 16 chiếc xe bọc thép đa năng HMMWV. Ảnh: Htka
An-124 Ruslan là máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới.
An-124 Ruslan là máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới. Siêu vận tải cơ này có thể cõng theo tải trọng hàng hóa nặng tới 150 tấn. Nó có thể chở theo hầu hết các loại xe tăng-thiết giáp, trực thăng, tiêm kích các loại của Nga. An-124 cùng với IL-76 hình thành nên xương sống lực lượng vận tải đường không chiến lược của Nga. Ảnh: Wikipedia
An-225 Mriya là siêu vận tải cơ lớn nhất thế giới từng được con người chế tạo.
An-225 Mriya là siêu vận tải cơ lớn nhất thế giới từng được con người chế tạo. Ban đầu, Liên Xô chế tạo loại siêu máy bay này cho nhiệm vụ chuyên chở tàu con thoi Buran tới bãi phóng. Ngày nay, nó hoạt động với vai trò vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Theo dữ liệu của FAI, An-225 đã lập kỷ lục thế giới với tải trọng hàng hóa tối đa lên đến hơn 253 tấn vào ngày 11/9/2001. Ảnh: Planespotter

Đức Hải
Theo Zing

Posted in Tin quân sự - quốc phòng | Leave a Comment »